Tư vấn miễn phí (24/7) 1900.636.099


Trẻ tương tác trong lớp học
sôi nổi là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên giừo học thành công! Vậy làm sao để các lớp học hiện nay có sự tương tác thật sôi nổi của các bạn học sinh. Đây là một trong những vấn đề được các thầy cô giáo của trung tâm Anh ngữ Sun Santa Trường Yên quan tâm hàng đầu. Các thầy cô luôn tìm tòi các phương pháp dạy mới mẻ để cho trẻ không cảm thấy nhàm chán trong lớp học. Ngoài sự hiểu bài trong lớp học thì chúng tôi đưa ra tiêu chí vui và hào hứng từ đó giúp trẻ phát huy hết khả năng của mình.

Học tập hợp tác là kĩ năng của thế kỉ 21 được ưu tiên hàng đầu trong chương trình ở hầu hết các trường học. Và Sun Santa luôn nâng cao tiêu chí để trẻ tương tác trong lớp học tốt nhất bằng những phương pháp và giờ học thực nghiệm, thực hành, là việc nhóm để trẻ có những tương tác với nhau.

Dưới đây là 8 hoạt động và công cụ tuyệt vời để xây dựng một môi trường hợp tác trong lớp học:

1. Hãy nói ra!



Đây là một hoạt động rất cần thiết trong một lớp học, Thầy cô của Sun Santa luôn mong muốn nghe được những ý kiến, sáng tạo của các bạn nhỏ trong lớp học dù ý kiến đúng hay sai thì các em luôn được làm chủ bản thân với những suy nghĩ của mình. Vậy làm sao để trong lớp học trẻ có thể tự tin nói ra những điều mình suy nghĩ. Điều này là vấn đề các thầy cô phải lưu ý: thầy cô phải luôn tạo cơ hội cho trẻ đặt các câu hỏi trong lớp học với tinh thần thoải mái nhất cho trẻ không thấy sợ hãi khi phát biểu ý kiến của mình. Từ đó hình thành thói quen tốt trong lớp học trẻ sẽ tự tin nói ra những điều mình nghĩ và muốn làm.

Hãy để trẻ nói ra những suy nghĩ của mình

Sự tương tác này giúp thầy và trò hiểu nhau hơn và giúp các bạn nhỏ có những giờ học thú vị thoải mái và hứng khởi hơn.

2. Bể cá

Đây là một chiến thuật dạy học trong đó học sinh trong lớp được nhập vai cả người nói và người nghe trong một cuộc tranh luận.

Cách thực hiện: Xếp bàn học thành hai vòng tròn đồng tâm. Buổi nói chuyện bắt đầu khi những đứa trẻ ở vòng trong của Bể cá đã sẵn sàng. Nhóm sinh viên đầu tiên đặt câu hỏi, đưa ra ý kiến và chia sẻ thông tin, trong khi nhóm thứ hai – ở vòng ngoài – lắng nghe cẩn thận những ý tưởng và quan sát quá trình tranh luận. Sau đó đổi lượt của hai nhóm.

Chiến thuật này đặc biệt hữu dụng trong thiết kế và mô phỏng một cuộc tranh biện, đảm bảo không bạn nào bị bỏ quên và cung cấp một khung chương trình cho những chủ đề phức tạp hơn.

3.Giây phút tỏa sáng

Đây là một trong những hình thức quan trọng các thầy cô cần phải làm cho học sinh của mình trong mỗi giờ học. Để làm được điều đó thầy cô phải bố trí được những giờ học tập theo nhóm đưa ra các chủ đề cho các con thảo luận và sẽ phải thuyết trình về vấn đề đó. Một trong nhóm học sinh đó phải lên thuyết trình và đây là giây phút các con được tỏa sáng.

4.Chơi trò chơi

Học sinh chơi trò chơi

Sự hợp tác không nhất thiết đến từ phía sinh viên. Nó đòi hỏi sự hướng dẫn định hướng và thực hành thường xuyên. Một trong những cách rèn cho học sinh làm việc hợp tác đó là thông qua trò chơi. Trò chơi có tính tương tác trong lớp học giúp học sinh có tư duy phản biện, học được cách làm việc nhóm và thiết lập một môi trường học tập tích cực. Điều tuyệt vời nhất là gì? Học sinh cảm thấy vui trong khi vẫn phát triển được các kĩ năng!

5.Động não

Động não là một nhân tố phổ biến trong học tập hợp tác. Tuy nhiên, nhiều khi quá trình động não chỉ là kết quả của những ý tưởng đơn giản nhất, phổ biến nhất mà ta nghe được, còn những ý tưởng phức tạp hơn thì không bao giờ ra đời.

Hãy để trẻ động não

Nền tảng chung của động não là quan điểm: Việc xây dựng ý tưởng nên tồn tại tách biệt với tranh luận –học sinh viết trước, nói sau. Khi một câu hỏi được đưa ra, sinh viên tự động não trước và viết ý tưởng ra giấy nhớ. Ý tưởng của tất cả mọi người được đính lên tường, không có tên kèm theo.

Cả nhóm có cơ hội đọc, suy nghĩ và tranh luận về tất cả ý tưởng. Thủ thuật này cung cấp một không gian cho những ý tưởng tốt nhất lộ diện và học sinh kết hợp, chỉnh sửa và đưa ra các giải pháp ban đầu nhưng ở cấp cao hơn.

6.Lưu lại lời cuối

Tăng thêm các kỹ năng thị giác cho học sinh với một chiến thuật vui nhộn gọi là Lưu lại lời cuối cho tôi.

Cách thực hiện: Chuẩn bị một bộ sưu tập poster, tranh và ảnh ghi lại thời đi học của bạn, sau đó yêu cầu sinh viên chọn ra 3 hình ảnh mà họ thấy nổi bật nhất. Sau mỗi tấm thẻ, sinh viên giải thích vì sao họ chọn hình ảnh này và họ nghĩ nó gửi gắm thông điệp gì hoặc vì sao nó lại quan trọng.

7.Biến bài tập về nhà thành hoạt động nhóm

Học sinh làm việc nhóm

Học sinh của Sun Santa luôn chủ động trong học tập . Do vậy sau mỗi buổi tới lớp các con được học và giao bài tập về nhà thì các con luôn chủ đông và chăm chỉ làm. Do vậy các thầy cô giáo cũng sẽ cho trẻ những cơ hội làm việc nhóm nhữ kiểm tra chéo bài tập về nhà của các nhóm. Từ đó khích lệ các con học tập tốt và nâng cao tình thần học tập hơn nữa.

8.“Tập trung” vào các chi tiết

Đây là một trò chơi kể chuyện, một hoạt động hợp tác phổ biến trong lớp học. Nó khiến cho dòng ý tưởng sáng tạo của học sinh được liền mạch và tạo điều kiện cho học sinh không chỉ phát triển trí tưởng tượng của riêng mình mà còn cùng nhau tạo nên một câu chuyện.

Cách thực hiện: Sắp xếp học sinh thành một vòng tròn và cho mỗi em một bức tranh độc đáo vẽ một người, một địa điểm hoặc một sự vật (hay bất kì cái gì phục vụ cho tiến trình học tập). Học sinh đầu tiên bắt đầu với một câu chuyện liên quan đến bất cứ điều gì có thể xảy ra trong ảnh. Học sinh tiếp theo tiếp tục kể với những bức ảnh của em ấy và những học sinh khác cũng làm thế. (Học sinh bé hơn có thể cần được hướng dẫn lựa chọn ngôn ngữ, chủ đề,… phù hợp).

Với những thông tin trên của Sun Santa Trường Yên mong rằng sẽ là những chiến thuật tốt cho các thầy cô giáo có những giờ học chất lượng hơn nữa cho học sinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Verified by MonsterInsights