Tư vấn miễn phí (24/7) 1900.636.099

Đồng hành cùng con trong qua trình học tập sao cho đúng? Bố mẹ phải làm như thế nào để con học tập hiệu quả là những trăn trở? Chắc hẳn là những người làm bậc cha mẹ sẽ luôn mong muố cho con những điều tốt đẹp nhất đến với con minhg. Vì vậy, biết được tầm quan trọng của việc học tiếng anh trong cuộc sống hiện nay rất quan trọng. Do vậy, học tiếng anh từ sớm, giờ đây đã trở thành xu thế rất phổ biến, và là xu thế hoàn toàn chính đáng.

Tuy nhiên, tại sao có những trẻ nói được tốt, và có những trẻ lại không, dù đều được “khởi động” với tiếng anh từ sớm như nhau? Loại trừ yếu tố năng khiếu, vốn đôi khi cũng là yếu tố quyết định ở mức độ nào đó, nhưng lại là yếu tố khách quan mà chúng ta không thể kiểm soát, thì lý do chủ yếu nằm ở cách đồng hành cùng con của ba mẹ. Ba mẹ có dành thời gian đủ cho con không? Ba mẹ có dành thời gian một cách hiệu quả cho con không?.v.v.

Trẻ học tiếng anh tại Sun Santa Trường Yên

Trong bài viết này, Sun Snata sẽ chia sẻ với ba mẹ 1 số gợi ý để đồng hành cùng con một cách đơn giản và thiết thực nhất, hy vọng ba mẹ thấy những thông tin dưới đây hữu ích.

Phương pháp học tập phù hợp


Ngôn ngữ nếu được tiếp cận đúng cách, chỉ giống như 1 đứa trẻ sinh ra ở Việt Nam thì sẽ nói được tiếng Việt, bởi bản chất của ngôn ngữ không phải là 1 môn học nặng nề.

Vậy tiếp cận như thế nào là tiếp cận đúng cách? Đúng cách ở đây được hiểu là thuận theo tự nhiên và không bị gián đoạn.

Thuận theo tự nhiên nghĩa là bước 1, con học qua việc nghe thường xuyên; sau 1 giai đoạn nghe nhưng chưa nói (còn được biết đến là giai đoạn im lặng – Silent Period) trẻ sẽ bắt đầu nói; sau đó là giai đoạn phát triển kỹ năng đọc rồi đến viết. Con chỉ nên tiếp xúc với ngữ pháp sau khi đã có nền tảng nghe nói nhất định.

Không gián đoạn nghĩa là trẻ được tiếp xúc với tiếng anh gần như hàng ngày. Việc tiếp xúc ở đây có thể được thực hiện qua nhiều cách: hỗ trợ con làm BTVN đầy đủ, bật các kênh Tiếng Anh cho con nghe, nói với con bằng Tiếng Anh, đọc sách cùng con, học cùng con học online/offline, mua sách tiếng anh và khuyến khích con đọc…

*Tuyệt vời nhất là ba mẹ có thể nói tiếng anh với con hàng ngày, không cần nhiều, chỉ cần mỗi ngày vài câu quen thuộc như: Are you hungry? Let’s go home. Give me a chair…cũng là rất tuyệt vời và bởi đó chính là môi trường rất tốt để con làm quen với tiếng anh bên ngoài lớp học.

Các giai đoạn thụ đắc ngôn ngữ, tâm lý của trẻ và gợi ý cách xử lý của ba mẹ
Trong tầm 2-3 năm đầu tiếp xúc với tiếng anh với điều kiện ba mẹ tương tác thường xuyên qua nhiều hình thức khác nhau như Linh vừa chia sẻ bên trên. Mỗi Giai đoạn sau đây sẽ kéo dài từ khoảng 2 đến 6 tháng tuỳ từng trẻ. (Những trẻ bắt nhịp nhanh có thể tự “nhảy cóc” qua 1 hoặc vài giai đoạn)

GIAI ĐOẠN 1: PHẢN ĐỐI TIẾNG ANH

Phản ứng thường thấy: “Bố mẹ nói tiếng việt đi”. “Con không xem youtube tiếng anh đâu”. “Con không hiểu”…

Cách xử lý: Nếu con phản đối quá thì bố mẹ có thể “hoãn binh” và mai lại tiếp tục, để tránh làm con khó chịu đến mức thấy ác cảm với tiếng anh.

GIAI ĐOẠN 2: TẠM THOẢ HIỆP

Phản ứng thường thấy: Không nói/không trả lời bằng tiếng anh. Nhưng cũng không còn hiện tượng phản đối như ở Giai đoạn 1.

Cách xử lý: Tiếp tục duy trì môi trường tiếp xúc tiếng anh cho con đều đặn mỗi ngày.

GIAI ĐOẠN 3: BẮT ĐẦU TƯƠNG TÁC

Khi bố mẹ nói 1 lúc lâu lâu thì con cũng bắt đầu có trả lời/tương tác lại bằng tiếng anh.

Ba mẹ nên: Tiếp tục duy trì môi trường tiếp xúc tiếng anh cho con đều đặn mỗi ngày.

GIAI ĐOẠN 4: TƯƠNG TÁC TỰ NHIÊN

Khi bố mẹ nói, con gần như ngay lập tức tương tác lại bằng tiếng anh.

Ba mẹ nên: Tiếp tục duy trì môi trường tiếp xúc tiếng anh cho con đều đặn mỗi ngày.

Đến giai đoạn này, có thể tạm thấy sự nỗ lực của ba mẹ và con đã bắt đầu “kết trái”.

GIAI ĐOẠN 5: TƯƠNG TÁC CHỦ ĐỘNG

Con tự tương tác với bố mẹ bằng tiếng anh mà bố mẹ không cần là người bắt chuyện trước bằng tiếng anh.

Ba mẹ nên: Tiếp tục duy trì môi trường tiếp xúc tiếng anh cho con đều đặn mỗi ngày.

Chúc mừng ba mẹ và con. Chúng ta đã có những thành công bước đầu rất tuyệt vời ạ!

Những câu hỏi thường gặp


Ở phần này Sun Santa Trường Yên sẽ chia sẻ về lý do tại sao con khi ba mẹ hỏi con: “Hôm nay con học gì?” con trả lời “con không biết”. Thỉnh thoảng mẹ hỏi con những câu đơn giản như “What is your name?” con không trả lời. Mẹ nhắc con “Con phải chào cô bằng tiếng anh chứ” con nói “con chào cô ạ”; Mẹ hỏi con “Quả táo tiếng anh là gì?” con lắc đầu; mẹ nói tiếng anh với con là con bảo “mẹ nói tiếng việt đi/Không nói tiếng anh đâu..”

Vậy con không nói, hay con bảo con không biết, hay khi con phản đối việc bố mẹ nói tiếng anh với mình có phải là vì con không nhớ, con không biết hay con ghét tiếng anh hay không? Hãy cùng Sun Santa hiểu rõ hơn suy nghĩ của các bạn nhỏ ba mẹ nhé!

Hôm nay con học gì? Con thường nói không biết hoặc không nhớ.

Lý do là vì trẻ nhỏ thường không giỏi trả lời những câu hỏi như cái gì? tại sao? thế nào?…(Câu hỏi 5W1H), nên sẽ thường trả lời kiểu cho xong là “con không nhớ”.

Vì vậy thay vì hỏi kiểu câu hỏi 5W1H, bố mẹ hãy hỏi kiểu câu hỏi Yes/No questions.

VD: CMHS xem nội dung con đã học rồi hỏi hôm nay con học về book, pen….à? Chắc chắn khi nghe bố mẹ hỏi vậy 90% trẻ sẽ nói không phải/đúng ạ. Và đương nhiên khi con trả lời được như vậy có nghĩa là con nhớ con đã học gì.

Thỉnh thoảng mẹ hỏi những câu đơn giản như “What is your name?” và con không trả lời.

Lý do là vì nếu bố mẹ không thường xuyên tương tác bằng tiếng anh với con, thì chắc chắn nếu “tự dưng 1 ngày đẹp trời” bố mẹ hỏi như vậy con sẽ không trả lời. Bởi nếu như không được tiếp xúc thường xuyên thì con vẫn ở GIAI ĐOẠN 1 của các giai đoạn phát triển và hình thành kỹ năng sử dụng ngôn ngữ bên trên.

Mẹ nhắc “Con phải chào cô bằng tiếng anh chứ”, con quay ra nói “con chào cô ạ”.

Lý do là vì trẻ thường hành động theo cảm tính, cảm xúc, nên thường sẽ không làm theo những gì bị bắt ép. Vậy nên bố mẹ hãy làm gương bằng cách chào tiếng anh với cô, hoặc nói với con “Chi, say goodbye teacher”, chẳng hạn, sẽ là cách làm con thấy thoải mái hơn nên sẽ dễ dàng hợp tác hơn.

Mẹ hỏi “Quả táo tiếng anh là gì?” con lắc đầu.

Trẻ học tiếng anh qua hình ảnh

Bởi ở lớp cô giáo dạy bằng cách chỉ vào quả táo và nói “apple” hoặc chỉ vào quả táo và hỏi con “what is this” chứ không hỏi như vậy, nên con sẽ không trả lời. Vậy nên bố mẹ không nên hỏi/đố bằng tiếng việt rồi yêu cầu con nói tiếng anh nhé. Nếu con đã ở GIAI ĐOẠN 4 hoặc 5 thì có thể không sao, nhưng nếu con vẫn đang ở GIAI ĐOẠN 1 hoặc 2, tức là phản xạ ngôn ngữ của con còn non nớt thì đôi khi bố mẹ cần tương tác với con đúng cách hơn.

Mẹ nói tiếng anh với con và con nói “Mẹ nói tiếng việt đi mà”.

Lý do đơn giản là vì con đang ở giai GIAI ĐOẠN 1, nên bố mẹ đừng nghĩ là con ghét tiếng anh, mà hãy kiên trì đồng hành với con 1 cách bền vững nhé.

Vì chúng ta muốn con sử dụng được tiếng anh như tiếng mẹ đẻ hoặc gần tự nhiên gần như vậy trong một môi trường tiếng anh không phải là tiếng mẹ đẻ, nên đôi khi cũng cần “đâu tư” chút công sức và thời gian. Thời gian đầu có thể hơi khó khăn chút, nhưng khi quen rồi và đồng hành được với con bền vững trong giai đoạn vàng, niềm hạnh phúc nhận lại chắc chắn sẽ không hề nhỏ.

Với những thông tin trên, Sun Santa Trường Yên mong rằng bố mẹ sẽ có những phương pháp, đồng hành cùng con học một ngôn ngữ mới hiệu quả!

Chúc bố mẹ thành công!

Kênh thông tin tham khảo các khóa học tiềng anh cho trẻ em tại Sun Santa bố mẹ vào để tìm hiểu cách học tiếng anh hiệu quả nhé !

Fage: Sun Santa Trường Yên

Website: Sun Santa.vn

Youtube: Sun Santa Trường Yên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Verified by MonsterInsights