Tư vấn miễn phí (24/7) 1900.636.099

Nhiều bố mẹ cho rằng nghĩ rằng: “Bé còn quá nhỏ để hiểu một hành động là đúng hay sai”. Tuy nhiên, theo Giáo sự Gardner, ĐH Oxford, Anh Quốc,các bé từ 6 tháng tuổi có thể bắt đầu học hành vi, hầu hết các bé trước 5 tuổi đều bắt chước, nắm bắt thành thạo hành vi của cha mẹ và có thể hiểu được hành vi tốt hay xấu. Chính vì thế, việc dạy trẻ em cách ứng xử, định hướng hành vi cho con trước 5 tuổi thông qua tình huống diễn ra hằng ngày với bố mẹ và người chăm sóc.

Sau đây Sun Santa sẽ gợi ý cho bạn đọc những phương pháp dạy trẻ bằng 1 số tình huống sau:


Tình huống 1: Phát triển hành vi nhận thức, ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách của bé

Bé đòi nhiều lần 1 món đồ và bố mẹ không đồng ý với con. Kết quả bé vẫn tiếp tục đòi và cuối cùng là khóc lóc vật vã. Tình huống này thường gặp các bé từ 7 – 16 tháng tuổi và cũng gặp ở 1 số bé lớn 3-4 tuổi.

Hình ảnh trẻ đòi đồ chơi

Xử lý sai


Thông thường, bố mẹ sẽ giải quyết tình huống này bằng cách nói “Không” với con kể cả khi bé vẫn tiếp tục đòi hỏi. Điều này dẫn đến hệ quả là bé “ăn vạ, đập đầu xuống đất hoặc xuống gối” khiến bố mẹ phải đưa món đồ chơi để bé không khóc nữa.


Xử lý đúng

Gs.Bs. Penny, Trung Tâm Phát triển hành vi trẻ nhỏ Westbrook, Anh Quốc, khuyên cha mẹ:

Theo bác sĩ, Penny, Trung Tâm Phát triển hành vi trẻ nhỏ Westbrook, Anh Quốc, cách làm này hoàn toàn sai. Điều này khiến bé hiểu rằng câu trả lời “Không” này chỉ duy trì trong một khoảng thời gian nhất định và một số bé còn cho rằng bố mẹ sẽ đồng ý nếu mình tiếp tục đòi hỏi. Thay vào đó, bố mẹ nên thực hiện theo những bước sau:

Điều đầu tiên bố mẹ cần làm khi nói “không” với bé đó là đem cất món đồ ra khỏi tầm mắt của con. Lúc này, khuôn mặt bố mẹ nghiêm lại nhưng không quát tháo bé, giúp bé hiểu rằng điều bố mẹ làm là dứt khoát.
Sau đó, bố mẹ sẽ thấy hành vi bé thay đổi theo thái độ của bố mẹ. Bé sẽ khóc liền ngay sau đó (mà không đòi nữa) và bố mẹ nên để bé khóc 1-2 phút, sau đó hướng bé đến một món đồ chơi khác hoặc hoạt động khác. Điều này giúp bé hiểu được hành vi khóc vòi vỉn không phải là hành vi đúng.
Sau khi thực hiện 3-4 lần, bé sẽ được hướng tới hành vi tốt và bố mẹ sẽ không còn thấy áp lực với những tình huống vòi vĩnh hay khóc ăn vạ, dai dẳng của bé vì bé đã học được hành vi tốt là nhận thức được sự cương quyết của bạn.

Tình huống 2: Xây dựng tính tự chủ và chịu trách nhiệm cho con


Các bé thiếu tính tự chủ và khả năng chịu trách nhiệm thường khá nhút nhát và dễ gặp thất bại trong cuộc sống khi lớn lên. Do trẻ không có kỹ năng phân tích nên não bộ cũng kém phát triển hơn.

Trẻ phải chịu trách nhiệm việc mình làm

Một trong những tình huống phổ biến mà nếu dạy con cách ứng xử không đúng có thể ảnh hưởng đến tính tự lập và chịu trách nhiệm của con đó là khi bé chạy bị ngã hoặc đụng trúng đồ vật rốt té. Mặc dù chỉ là ngã bình thường không có thương tích nghiêm trọng, bé sẽ khóc và khóc to hơn khi bố mẹ tới gần.

Xử lý sai


Thông thường, bố mẹ sẽ xử lý tình huống trên bằng cách bế bé dậy và đánh nhẹ vào vật dụng làm bé ngã và nói rằng “mẹ đánh cái ghế này, cái ghế hư quá làm cu Bin mẹ ngã, đánh cái ghế này,..”. Làm vạy sẽ khiến bé sẽ nín khóc nhanh chóng nhưng hệ lụy mang lại thì không hề tốt.Bé chào hỏi người lớn.


Xử lý đúng

Theo Giáo sư Kelly, chuyên gia phân tích não bộ đến từ Mỹ, cách làm trên là sai vì sẽ dạy cho bé cách đổ lỗi công khai cho người khác (ở đây chính là cái ghế). Vì thế, bé hiểu rằng bé không bao giờ sai và ở những lần tiếp theo bị ngã bé sẽ khóc to hơn.

Đừng nghĩ xử lý hành vi này là vô hại, đó là cách dạy cho bé hành vi thiếu tự tin trong tình huống của cuộc sống. Các bé trước 5 tuổi cần sự khuyến khích yêu thương của cha mẹ để đối phó với nhiều tình huống khác nhau trước 5 tuổi, nhưng không phải ở dạng là bé luôn được bảo vệ. Vậy trước tình huống này, bố mẹ nên làm gì:

Đâu tiên, bố mẹ nên đến bên bé ngay khi bé ngã, nhưng tạo cho bé có thời gian để tự đứng dậy (2-3 phút), dùng lời nói khuyến khích bé đứng hoặc ngồi dậy. Nếu bé vẫn không ngồi dậy thì bố mẹu đến đỡ bé dậy tuy nhiên cố để bé dùng lực bản thân để ngồi dậy.
Sau khi bé ngồi dậy, bé thường chỉ vào vật dụng làm bé ngã hoặc khóc lớn hơn. Bố mẹ không nên để ý đến vật dụng bé chỉ mà nên xoa dịu bé để bé không khóc. Khi bé dừng khóc, bố mẹ dẫn bé (không bế bé) đến bên cái ghế và nói với bé với khuôn mặt nghiêm nghị: “Lần sau con đi/chạy nhớ chú ý đến cái ghế nằm đây nhé, nếu không chú ý, con lại bị ngã đau nữa”.
Làm theo cách dạy trẻ ứng xử này, bố mẹ sẽ thấy được sự khác biệt: khi té, bé chỉ khóc 1-2 tiếng và tự đứng dậy, bé cũng ít nhõng nhẽo hơn vì bé đã học được hành vi tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân.

Tình huống 3: Dạy trẻ cách giao tiếp với người khác


Giao tiếp đóng vai trò quan trọng giúp bé phát triển và thành đạt khi lớn lến. Tính huống dưới đây chính là một ví dụ điển hình cho việc dạy trẻ cách giao tiếp với người khác và thường gặp ở bé 1 tuổi trở lên.

Dạy trẻ biết cách chia sẻ

Bé chơi chung đồ chơi với một bạn khác, khi thấy bạn động vào đồ chơi của mình, bé sẵn sàng cắn hoặc đánh vào mặt bạn, làm bạn khóc.


Xử lý sai

Khi gặp tình huống này, đại đa số các bố mẹ sẽ thường hỏi thăm con mình trước rồi mới hỏi đến bé còn lại. Tuy nhiên, nếu làm theo cách này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng giao tiếp của con về sau.

Xử lý đúng

Theo Giáo sư Penny, trong tình huống này, bố mẹ nên cho bé nhận thấy cách xử lý tình huống công bằng và nghiêm túc của thay vì thiên vị bên nào.

Đầu tiên, bố mẹ nên tách 2 bé ra. Sau đó, bố mẹ nhìn vào bé với khuôn mặt nghiêm và nói với giọng nghiêm: “Cu Bin, con không nên cắn bạn”. Tiếp đó, bố mẹ hỏi thăm bạn của con và yêu cầu con xin lỗi nạn nhân. Thông thường, bé sẽ phản ứng lại bằng việc khóc và không nói lời xin lỗi. Bố mẹ vẫn tiếp tục yêu cầu bé xin lỗi bé kia và cho bé 1 phút để bé tự điều chỉnh cảm xúc rồi nói.
Bên cạnh đó, dù bé có nói hay không nói lời xin lỗi, bố mẹ cũng bế bé ra 1 chỗ yên tĩnh không có ai, ngồi với bé và không nói gì với bé trong 2 phút. Bé lúc này sẽ khóc ít hơn và lâu lâu nhìn bố mẹ và cố gắng chú ý đến bạn. Sau 2 phút im lặng, bố mẹ chuyển từ tư thế ngồi thành đứng dậy hoặc quỳ xuống ngay tầm mắt bé và nói với giọng nghiêm: “Bố/Mẹ thật sự rất giận hành động đó của con.” Hai cánh tay của bố mẹ nên để 2 bên hông, đừng chỉ vào mặt bé, hoặc ôm kéo bé vào gần. Ngôn ngữ cơ thể cũng làm bé hiểu rằng bé đã làm một việc nghiêm trọng và bố mẹ không hài lòng về hành động của bé một chút nào.
Làm tốt theo cách xử lý này, bé sẽ không tái diễn hoặc nếu tái diễn, từ đó bé cũng ít khóc và chịu lắng nghe nhiều hơn.

Trẻ nhỏ là một tờ giấy trắng và bố mẹ chính là người vẽ hay định hướng tính cách cho con. Sun Santa Trường Yên mong rằng qua bài viết này bố mẹ đã có thêm phương pháp dạy trẻ em cách ứng xử cũng như tự tin hơn trên hành trình nuôi dạy con khôn lớn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Verified by MonsterInsights