Biết nhận lỗi và có trách nhiệm với lỗi của mình gây ra là một đức tính quan trọng mà cha mẹ cần dạy cho con ngay từ khi còn bé. Nhưng dạy thế nào mà vừa đơn giản lại hiệu quả là một vấn đề nan giải. Tâm lý chung của tre là sợ sệt khi gây ra lỗi. Vì vậy cha mẹ cần phải khéo léo và kiên nhẫn để tập cho con biết nhận lỗi của mình gây ra. Trung tâm Tiếng Anh Sun Santa sẽ bật mí cho bạn bí quyế dạy trẻ cách nhận lỗi.
Bật mí cách dạy trẻ nhận lỗi
Trước khi dạy trẻ cách nhận lỗi do mình gây ra, cha mẹ cần dạy con cách phân biệt đúng sai.
1. Dạy con phân biệt đúng sai
– Bé cần được giáo dục về hành vi, về phân biệt đúng sai trong cuộc sống hàng ngày. Có như thế mới giúp bé hình thành những phản xạ tự nhiê, biết nhận lỗi sai do mình gây ra.
– Cảm ơn khi được tặng quà là đúng, vô lễ với người lớn là sai,.. Đây có thẻ là những bài học giúp trẻ phân biệt đúng sai trong cuộc sống. Để làm được điều này, cha mẹ cần phải thường xuyên quan tâm đến cách ứng xửa hàng ngày của con. Cũng như cha mẹ cần phải làm gương, làm mẫu cho con trong cách ứng xử của mình.
2. Dạy trẻ biết cách nhận lỗi như thế nào?
– Khi trẻ đã biết cách phân biệt đúng sai thì bạn nên dạy trẻ cách nhận lỗi sai như thế nào cho đúng.
– Đôi khi bé không biết phải nhận lỗi như thế nào cho đúng. Bạn cần khuyến khích, thậm chí là dỗ ngọt để bé nhận lỗi sai của mình. Nhưng không nên gò quá hoặc ép buộc bé nhận lỗi sai của mình, vì nhận lỗi cần sự tự giác từ bé. Khi cần thiết, bạn cũng có thể trò chuyện riêng với bé và hỗ trợ bé tìm ra những từ ngữ phù hợp trong hoàn cảnh đó mà không cần đến từ “xin lỗi” như: “Con rất buồn vì làm hư đồ chơi của em” hay “con không cố ý làm đổ cơm”…
3. Sự chân thành trong lời xin lỗi
– Trẻ cần phải hiểu rõ được ý nghĩa của lỗi xin lỗi mà mình nói ra chứ không phải chỉ là câu nói suông cửa miệng cho xong việc. – – Hãy cho bé biết cách nhìn thẳng vào người đối diện và nói lời xin lỗi chân thành từ trái tim mình. Điều này sẽ giúp bé đề cao việc xin lỗi và hạn chế mắc phải sai lầm.
4. Động viên hoặc khen ngợi khi con biết nhận lỗi
– Một lời khen ngợi là rất cần thiết khi trẻ dám dũng cảm đứng ra nhận lỗi của bản thân mình. Bạn có thể dùng những câu như “Con rất dũng cảm, biết nhận lỗi như thế là đã lớn”… để khích lệ con mình.
– Hãy đưa ra cho trẻ những ví dụ rằng kể cả người lớn đôi khi cũng mắc sai lầm và nói thật ra để mọi người cùng góp ý, sửa chữa mới đáng khen và được tha thứ. Trong những trường hợp khác nhau, tất nhiên không phải lúc nào cũng ngợi khen nhưng khi trẻ có ý muốn “tự thú” cho dù chúng “bóng gió” thì bạn hãy tỏ ý cho trẻ biết rằng nói thật là điều nên làm hơn.
Trên đây là bí quyết giúp trẻ biết nhận lỗi sai trong cuộc sống mà Trung tâm Anh ngữ Sun Santa đã đưa ra. Bên cạch đó cha mrj cũng cần phải làm gương cho con trong cách ứng xử trong cuộc sống. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần xác định “điểm dừng” cho các con trong mỗi lần xin lỗi con bởi nếu để con “lấn lướt” quá đà, sẽ là nguồn cơn gây ra tính ích kỷ ở trẻ. Bố mẹ hãy nói xin lỗi, nhưng cũng định hướng cho con, cần phải ứng xử thế nào trước những lỗi lầm của người xung quanh.